Cùng ADG giải đáp một số thắc mắc thường gặp trong quá trình sử dụng bộ lưu điện UPS:
1. Thiết bị (bộ) lưu điện (tích điện) có mấy loại? Tôi nên dùng loại nào cho tích hợp?
Trả lời:
Hiện nay, trên thị trường có nhiều hãng sản xuất thiết bị lưu điện, có người gọi là bộ tích điện, hay bộ inverter, UPS, các tên gọi có thể khác nhau, có thể chính xác hay không chính xác nhưng đều chỉ đến một thiết bị gồm một bộ nguồn có chức năng nạp điện cho ắc quy, và biến đổi nguồn ắc quy thành nguồn điện cấp cho thiết bị cần thiết.
Theo các tiêu chuẩn quốc tế và được hiện thực hóa từ các hãng sản xuất, thiết bị lưu điện có thể phân chia theo 3 loại theo công nghệ chế tạo là: dự phòng (standby/ offline), tương tác đường dây (line-interactive) và chuyển đổi kép trực tuyến (online double conversion).
Bạn có thể căn cứ vào tải bạn cần bảo vệ từ thiết bị lưu điện để chọn cho mình loại thích hợp nhất về công nghệ, công suất, thời gian lưu điện và chi phí.
2. Tôi cần một thiết bị lưu điện cho 08 máy tính, và lưu trong 4 tiếng để nhân viên của tôi có thể hoàn thành các công việc quan trọng?
Trả lời:
Bạn cần biết cấu hình máy tính cá nhân (PC) bạn dùng cần nguồn tiêu thụ có công suất bao nhiêu bằng cách đo trực tiếp dòng điện sử dụng bằng ampe kìm hoặc các dụng cụ sẵn có. Nếu bạn không đo dạc được bạn có thể tạm tính mức công suất cho một máy tính cá nhân là 250W (hoặc nếu bạn dùng máy tính thiết kế đồ họa chuyên dụng (work-station) thì có thể tạm tính 350W cho mỗi máy).
Khi đó, tổng công suất các máy tính của bạn cần dùng là 8x250W= 2000W (tạm tính). Bạn có thể lựa chọn UPS EDX3000HXL + bộ tủ ắc quy ngoài để đáp ứng yêu cầu lưu điện 4 tiếng của bạn. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để biết thêm các thông tin chi tiết theo địa chỉ dưới đây:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Quốc gia ADG
Trụ sở chính Hà Nội Số 42 – 44 Ngụy Như Kon Tum, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội Tel: (844) 6277.9777 Fax: (844) 6277.8777 | Chi nhánh ADG tại TP Đà Nẵng 08 Nguyễn Xuân Nhĩ , P. Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng Tel: (+84-511) 3632678 Fax: (+84-511) 3632676 | Chi nhánh ADG tại TP HCM Số 167-169 Đường số 9A KDC Trung Sơn, Ấp 4B, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM Tel: (+84-8) 54298068 Fax: (+84-8) 54298069/70 |
3. Tôi đã có máy phát điện dự phòng cho công ty của tôi. Tôi có cần dùng thiết bị lưu điện để bảo vệ các máy tính của công ty tôi hay không?
Trả lời:
Đầu tiên, chúng tôi có thể khẳng định bạn vẫn cần dùng thiết bị lưu điện để bảo vệ các máy tính của công ty bạn vì:
Về mặt chức năng, máy phát điện dự phòng và thiết bị lưu điện đều được sử dụng để đảm bảo nguồn điện cấp đến các máy tính của bạn được liên tục ngay cả khi mất nguồn điện lưới. Tuy nhiên, dù máy phát điện có thể dễ dàng vận hành lâu hơn khi mất điện kéo dài nhưng có những hạn chế nhất định như: thời gian chuyển nguồn từ điện lưới sang máy phát (tự động) lâu hơn (tường từ 5 đến 30 giây) so với thiết bị lưu điện (thường <14mili giây), thậm chí nhiều máy phát điện phải khởi động bằng tay do không có bộ chuyển đổi nguồn tự động. Điều này làm máy tính của bạn có thể bị tắt trước khi máy phát điện hoạt động ổn định, gây ra hỏng phần cứng (cháy nguồn, ổ cứng …), mất dữ liệu đang xử lý mà chưa kịp lưu lại, lỗi phần mềm đang sử dụng… Với thiết bị lưu điện, thời gian chuyển đổi nguồn thường <14mili giây, thậm chí là 0 giây với UPS công nghệ chuyển đổi kép trực tuyến.
Ngoài ra, nguồn điện của máy tính không ổn định khi tải đầu ra biến động (khi bật hoặc tắt một vài thiết bị điện) như ổn áp không tốt, có trượt tần, méo hài … không tốt cho các thiết bị, đặc biệt là các thiết bị điện tử như máy tính, tổng đài, thiết bị chuyển mạch …
Tiếng ồn lớn: điều này hiển nhiên vì máy phát sử dụng động cơ xăng hoặc dầu để tạo năng lượng cho đầu phát, trong khi thiết bị lưu điện tích trữ điện qua ắc quy chiếm gần 100% thiết bị lưu điện đang sử dụng trên thị trường (phần ít còn lại dùng siêu tụ điện, bánh đà …).
Thiếu thông tin giám sát, cảnh báo trước những sự cố, lỗi bất ngờ: nhiều khách hàng gặp trường hợp khi mất điện, bộ chuyển đổi nguồn tự động không hoạt động, máy phát điện không bật được (kể cả ở chế độ bật tay) … mà không rõ nguyên nhân tại sao hoặc không được cảnh báo sớm để xử lý. Đối với thiết bị lưu điện, việc giám sát là liên tục thông qua các đèn báo, chuông, màn hình LCD, phần mềm … nên có thể cảnh báo các sự cố, chuẩn đoán lỗi, kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận tiêu hao.
4. Tôi có một số lượng lớn thiết bị dùng nguồn điện 1 pha, tôi muốn dùng thiết bị lưu điện nhưng tôi được biết cần phải cân bằng tải giữa các pha và đường điện của công ty tôi rất phức tạp, kho có thể phân chia đều được. Vậy tôi cần chọn thiết bị lưu điện như thế nào cho phù hợp?
Trả lời:
Hiện nay, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Quốc gia ADG có cung cấp sản phẩm thiết bị lưu điện có nguồn vào 3 pha, nguồn ra 1 pha có công suất từ 6kVA đến 40kVA nên bạn có thể lựa chọn loại đáp ứng nhu cầu sử dụng mà không cần quan tâm đến việc cân pha đầu ra của thiết bị lưu điện.