Theo ước tính của IDC về chỉ số kinh tế trung tâm dữ liệu (Datacenter Economies Index) thì doanh nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể tiết kiệm gần 93 tỷ USD trong khoảng thời gian năm 2014-2020 nhờ điện toán ảo hóa, lưu trữ, phần cứng mạng và bằng cách quản lý CNTT bằng phần mềm. Khoản tiết kiệm này tập trung chủ yếu vào 4 lĩnh vực bao gồm phần cứng (hơn 40 tỷ USD), bất động sản/bảo trì (gần 2 tỷ USD), quản trị (gần 36 tỷ USD) và chi phí cho nguồn năng lượng (khoảng 14,6 tỷ USD).
Theo đánh giá của VMware Việt Nam thì nhóm doanh nghiệp Việt Nam kỳ vọng được ảo hóa tỷ lệ cao(hạ tầng ảo hóa trên 90%) tăng hơn 3 lần so với dự kiến từ 11% trong năm 2014 lên 35% trong năm 2017. Khảo sát này được VMware thực hiện trong 2 tháng đầu năm 2015 với sự tham gia của 445 nhà quản lý doanh nghiệp, giám đốc công nghệ và những người nắm quyền quyết đinh.
Doanh nghiệp Việt Nam đặt ra 3 ưu tiên chính về CNTT trong năm 2015 đó là giảm chi phí kinh doanh, đảm bảo kinh doanh liên tục và bảo mật CNTT. Trong đó việc giảm chi phí kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của hơn 60% doanh nghiệp nói chung và 90% ngân hàng Việt Nam nói riêng.
Cũng theo nghiên cứu thống kê của IDC trong Q1/2015, tổng số lượng thin client shipments trên toàn cầu là ~ 1.191.000 units(giảm so với cùng kì năm 2014 ~ 7.8%), trong đó hãng Dell chiếm ~ 29.7%, đứng đầu thị trường. Sở dĩ thị trường bị suy giảm so với năm 2014 theo IDC là do rất nhiều các dự án trên toàn cầu bị đình trệ hoặc thu nhỏ lại. Tuy nhiên khu vực châu Á Thái Bình Dương vẫn được đánh giá là có sự tăng trưởng qua hàng năm. IDC dự kiến cho đến năm 2019, tăng trưởng của thị trường này vào khoảng 1 con số mỗi năm.
Mô hình mạng máy tính truyền thống
Hạ tầng mạng và máy tính trong mô hình truyền thống, các dịch vụ / ứng dụng được cung cấp sẽ vận hành trên các máy chủ vật lý riêng biệt. Để đảm bảo khả năng vận hành liên tục, các máy chủ vật lý sẽ được liên kết lại với nhau theo mô hình Cluster (nhiều máy chủ chạy cùng một ứng dụng để cung cấp cho người dùng).
Mô hình này giúp cho việc triển khai dịch vụ / ứng dụng ban đầu đơn giản. Tuy nhiên, khi hệ thống mạng lớn hơn, cung cấp nhiều dịch vụ / ứng dụng hơn thì mô hình này không thể đáp ứng tốt do phát sinh những điểm yếu và khó khăn như:
- Hệ thống dây mạng kết nối phức tạp, khó quản lý các điểm kết nối (switch, router…), khó khăn khi xác định hư hỏng khi tín hiệu truyền không ổn định do tác động của môi trường và các yếu tố khách quan khác (nhiễu điện, chuột cắn…);
- Số lượng máy chủ gia tăng dẫn đến chi phí vận hành và bảo trì (bao gồm chi phí quản trị, điện, làm mát…) cũng tăng cao;
- Tài nguyên hệ thống phân phối không đồng đều theo nhu cầu thực tế sử dụng. Thông thường các máy chủ sẽ lãng phí tài nguyên tính toán, lưu trữ do thực tế do mỗi máy chủ vật lý chỉ chạy một số ít các ứng dụng / dịch vụ nên không sử dụng hết tài nguyên được cấp. Tuy nhiên, một số máy chủ vật lý khác có thể chạy các ứng dụng nặng nề hơn thì lại gặp phải vấn đề thiếu tài nguyên làm cho ứng dụng không phát huy hiệu quả;
- Việc quản trị hệ thống rất phức tạp do các ứng dụng được phân bố rải rác trong toàn hệ thống. Khi một máy chủ vật lý gặp sự cố thì thời gian khắc phục sẽ rất lâu, ảnh hưởng lớn trong quá trình làm việc của người dùng;
- Khả năng triển khai ứng dụng / dịch vụ mới hạn chế, thời gian đáp ứng chậm khi có yêu cầu mới phát sinh (thời gian chờ duyệt, thời gian chờ mua thiết bị…);
- Thời gian khắc phục sự cố chậm, đặc biệt đối với các thảm họa hoặc hư hỏng phần cứng vật lý.
Giải pháp cho doanh nghiệp
Để sử dụng một cách hiệu quả tài nguyên hiện có, cần hợp nhất tất cả trong một môi trường tính toán chung để phân chia một cách tự động và hợp lý tài nguyên cho từng ứng dụng cụ thể, hãng Dell cung cấp sản phẩm và giải pháp ảo hóa trên một số nền tảng như Vmware, Microsoft Hyper-V, Citrix,…Thông qua ADG là nhà phân phối của Dell và cũng là nhà phân phối chính thức các sản phẩm Dell Wyse thin client tại Việt Nam, hãng Dell mong muốn mang đến cho doanh nghiệp một giải pháp ảo hóa hoàn chỉnh(end to end virtual solution) hạ tầng CNTT đáp ứng đầy đủ các nhu cầu trong môi trường kinh doanh mới.
Mô hình hệ thống ảo hóa
- Máy chủ vật lý của Dell được lựa chọn theo yêu cầu của khách hàng sẽ được cài đặt hệ thống ảo hóa như Vmware, Microsoft Hyper-V, Citrix,… kết nối đến hệ thống lưu trữ SAN của Dell dùng chung dạng FC/iSCSI. Bên cạnh đó, hãng Dell cũng có tùy chọn thêm cho khách hàng khi đưa ra mô hình SDS(Software Define Storage) để tối ưu và quản lý hệ thống lưu trữ thông qua một số giải pháp của hãng thứ 3 kết hợp như Nutanix.
- Hệ thống chuyển mạch Dell Networking với hệ điều hành tối ưu, hiệu năng chuyển mạch lớn, độ trễ thấp giúp quá trình kết nối và trao đổi dữ liệu trong hệ thống mạng doanh nghiệp được thông suốt.
- Cùng với các giải pháp máy chủ, lưu trữ, networking, hãng Dell cũng mang đến cho khách hàng các sản phẩm Dell Wyse thin client với dải sản phẩm rộng đáp ứng được mọi nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp. Hãng Dell tự hào khi sở hữu đến hơn 220 bằng sáng chế với sản phẩm Dell Wyse thin client, hỗ trợ đa hệ điều hành(như Dell ThinOS, Linux, Windows Embedded,…), hỗ trợ linh hoạt tùy chọn kết nối có dây, không dây; hỗ trợ lên tới 08 màn hình hiển thị; sản phẩm gọn nhẹ, lắp đặt dễ dàng và thân thiện môi trường.
Các dòng sản phẩm Dell Wyse cloud client của Dell
Lợi ích
- Loại bỏ các khó khăn trong mô hình truyền thống bằng cách quản lý tập trung các máy chủ vật lý và ảo hóa nhằm quản lý đơn giản và sử dụng hiệu quả tài nguyên chung của hệ thống.
- Đảm bảo khả năng vận hành liên tục, ổn định cho các ứng dụng quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả của ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp.
- Hạn chế rủi ro trong quá trình vận hành, khắc phục nhanh các sự cố với snapshot, backup, HA, FT, DR…
Một số khách hàng lớn tại Việt Nam