THIẾT BỊ CHUYỂN MẠCH – SWITCH

Date: 26/08/2019

VIRTUAL CHASSIS TECHNOLOGY

  1. Tổng quan:

Juniper Networks hỗ trợ kết nối hai hoặc nhiều thiết bị chuyển mạch với nhau để tạo thành một thiết bị và chỉ cần cấu hình cũng như quản lý duy nhất một thiết bị này. Công nghệ này được gọi là Virtual Chassis (VC).

Virtual chassis cung cấp tính linh hoạt trong phát triển và mở rộng hệ thống mạng. Chúng ta có thể tạo ra một VC bắt đầu từ 2 thiết bị chuyển mạch và mở rộng thêm dựa trên nhu cầu của hệ thống. Khả năng mở rộng dựa trên các kết nối chuyên dụng là lợi thế trong môi trường mạng của doanh nghiệp.

Nhiều dòng thiết bị chuyển mạch của Juniper Networks như EX Series và QFX Series đều hỗ trợ công nghệ Virtual Chassis. Sử dụng các cổng dành riêng cho Virtual Chassis (VCP) hoặc các cổng uplink để kết nối các thiết bị chuyển mạch thành viên với nhau tạo thành Virtual Chassis, chịu trách nhiệm truyền tất cả dữ liệu và kiểm soát lưu lượng giữa các thiết bị chuyển mạch thành viên trong Virtual Chassis.

Virtual Chassis hỗ trợ lên đến 10 thiết bị

  1. Đơn giản hóa truy cập

     Công nghệ Virtual Chassis mang lại sự đơn giản trong hệ thống mạng

    • Hỗ trợ lên đến 10 thiết bị chuyển mạch trong một Virtual chassis
    • Các thiết bị chuyển mạch trong VC được đánh số slot/ module/ port number như trong một thiết bị chasis có nhiều line card phân tán.
    • Tính dự phòng ổn định cũng như tính sẵn sàng cao.
    • Virtual chassis tạo nên kiến trúc đồng nhất ở lớp access.
    • Cung cấp các cổng kết nối đa dạng
    • Mô hình triển khai linh hoạt.
    • Sẵn sàng cho mở rộng khi có nhu cầu.
  1. Lợi ích
    • Đơn giản hóa cấu hình và bảo trì: Nhiều thiết bị có thể được quản lý như một thiết bị. Virtual chassis hoạt động như một thiết bị độc lập.
    • Tăng khả năng chịu lỗi và tính sẵn sàng cao (HA): Virtual chassis vẫn hoạt động và lưu lượng mạng có thể được chuyển hướng đến các bộ chuyển mạch thành viên khác khi một thiết bị chuyển mạch gặp vấn đề.
    • Làm phẳng hệ thống mạng và giảm chi phí kết nối mạng bằng cách cho phép các thiết bị mạng đồng bộ hóa với một thiết bị logic linh hoạt thay vì nhiều thiết bị vật lý.
    • Cho phép cấu trúc liên kết mạng Layer 2 đơn giản hóa để giảm thiểu hoặc loại bỏ sự cần thiết của giao thức Spanning (STP).
    • Cung cấp một mô hình linh hoạt để mở rộng hệ thống mạng: Bạn có thể dễ dàng thêm các thiết bị chuyển mạch vào VC để tăng số lượng cổng truy cập trên mạng nhằm hỗ trợ nhiều máy chủ, máy tính, điện thoại hoặc các thiết bị khác với sự phát sinh gần như tối thiểu đối với cấu trúc mạng và cấu hình chuyển đổi hiện có .
  1. Tính sẵn sàng cao

Virtual chassis hỗ trợ tính sẵn sàng cao như

    • Dual redundant routing engines
    • Link Aggregation (LAG)
    • Graceful protocol restart
    • Graceful routing engine switchover (GRES)
    • Nonstop active routing (NSR)
    • Nonstop bridging (NSB)
    • Nonstop software upgrade (NSSU)
  1. Triển khai linh hoạt
  • Triển khai các thiết bị lớp access mà không cần thiết kế lại tủ rack cho cả chassis.
  • Không sử dụng cáp độc quyền.
  • Sử dụng giao tiếp quang, cáp và cổng uplink thông thường cho Virtual chassis port (VCP)
  • Tăng / giảm băng thông cho cổng VCP link hoạt.
  • Có thể dùng uplink port cho VCP hoặc sử dụng như thông thường.
  • Thành viên tham gia Virtual chassis có thể nằm rải rác trên các tầng hoặc tòa nhà.
  • Các cổng 1G, 10G, 40G hoặc 100G có thể được sử dụng làm VCP.

Linh hoạt trong triển khai & mở rộng

Bài viết liên quan

ADG bước tiến mới trong hành trình phát triển cùng M1

ADG bước tiến mới trong hành trình phát triển cùng M1

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Quốc gia ADG (ADG) công bố hợp tác cùng…

Tại sao doanh nghiệp nên lựa chọn sử dụng Windows 11 Pro? 

Tại sao doanh nghiệp nên lựa chọn sử dụng Windows 11 Pro? 

Windows 11 có hai phiên bản chính là Home và Pro, mỗi phiên bản đều có những tính năng và…

Windows bản quyền: Lý do doanh nghiệp nên chọn giải pháp bản quyền an toàn và hiệu quả

Windows bản quyền: Lý do doanh nghiệp nên chọn giải pháp bản quyền an toàn và hiệu quả

Với Windows bản quyền, doanh nghiệp không chỉ nâng cao bảo mật mà còn tối ưu hóa hiệu suất làm…

ADG No Image

ADG Connect Day 2024: Kết nối Công nghệ và Trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Ngày 27/08/2024, tại Grand Plaza Hà Nội, sự kiện “ADG Connect Day 2024” đã diễn ra thành công với sự…

ADG No Image

UPS sử dụng pin Lithium-ion giúp được gì cho cam kết sử dụng năng lượng xanh mà Chính phủ Việt Nam cam kết tại hội nghị COP28

Trong những năm gần đây, VinFast – một công ty thành viên thuộc Tập đoàn VinGroup, đã thực hiện bước…

ADG No Image

Thiết bị lưu điện và bước chuyển đổi từ ắc quy axit-chì sang Pin Lithium Ion

Trong hơn nửa thế kỷ đã qua, ắc quy axit- chì đã được sử dụng như một phương án lưu…

Đưa AI đến gần hơn với doanh nghiệp Việt Nam: Startup Empowerment: Unveiling the Gateway to Global Innovation do ADG, NVIDIA và FPT đồng tổ chức

Đưa AI đến gần hơn với doanh nghiệp Việt Nam: Startup Empowerment: Unveiling the Gateway to Global Innovation do ADG, NVIDIA và FPT đồng tổ chức

Vừa qua, ADG Disribution đã phối hợp cùng NVIDIA và FPT tổ chức sự kiện Startup Empowerment: Unveiling the Gateway…

ADG Đẩy Mạnh Hạ Tầng AI Tại Việt Nam: Giải Pháp Công Nghệ Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp

ADG Đẩy Mạnh Hạ Tầng AI Tại Việt Nam: Giải Pháp Công Nghệ Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp

Với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp Việt xây dựng hạ tầng AI, đặc biệt là tối ưu hóa hiệu…

ADG đồng hành cùng doanh nghiệp Việt đưa công nghệ AI NVIDIA về Việt Nam

ADG đồng hành cùng doanh nghiệp Việt đưa công nghệ AI NVIDIA về Việt Nam

ADG, nhà phân phối chính thức của NVIDIA tại Việt Nam, đã trở thành mắt xích quan trọng giúp các…

ADG hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận sản phẩm AI tiên tiến của NVIDIA

ADG hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận sản phẩm AI tiên tiến của NVIDIA

ADG, nhà phân phối chính thức của NVIDIA tại Việt Nam, đã trở thành mắt xích quan trọng giúp các…