Các doanh nghiệp và người dùng sẽ phải đối mặt với một rủi ro thường trực và khó kiểm soát nếu không có giải pháp hữu hiệu để bảo vệ các tài sản (đặc biệt là các tài sản CNTT như máy tính, máy chủ, thiết bị lưu trữ, cơ sở dữ liệu…) khỏi các vấn đề thường gây ra bởi hệ thống điện.
Sau đây là các tình huống tiêu biểu:
❖ Việc mất điện nguồn trong một thời gian dù rất ngắn cũng có thể gây ra các sự cố nghiêm trọng đối với các thiết bị (đặc biệt là các thiết bị CNTT). Thống kê cho thấy người dùng cá nhân và đặc biệt là các doanh nghiệp phải chịu thiêt hại hàng tỷ đô mỗi năm do các sự cố liên quan đến việc mất điện cũng như các sự cố khác về nguồn điện.
❖ Nguồn điện đầu vào không “sạch” gây ảnh hưởng đến sự ổn định và tuổi thọ của các thiết bị sử dụng điện. Theo quy định chung của luật pháp, nguồn điện cung cấp được phép dao động trong một giới hạn nhất định. Tuy nhiên, ngay cả khoảng dao động cho phép này vẫn đủ để gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thiết bị sử dụng, đặc biệt là các thiết bị công nghệ thông tin. Ví dụ như tại Mỹ, quy định của chính phủ cho phép điện áp cung cấp được dao động trong khoảng 5.7% đến 8.3% so với mức công bố nên điện áp thực tế cung cấp đến thiết bị của người dùng có thể dao động trong khoảng từ 191 volts đến 220 volts so với điện áp 208 volts công bố bởi các công ty điện lực. ❖ Nguồn điện đầu vào không thể được cung cấp một cách liên tục 100%. Trong điều kiện lý tưởng nhất, các công ty điện cũng chỉ có thể đảm bảo cung cấp điện ổn định với tỷ lệ 99.9%. Điều này cũng có nghĩa hàng năm các khách hàng nói chung phải trải qua khoảng thời gian là 9h không có điện. Thời gian này ở thị trường như Việt Nam sẽ còn lớn hơn rất nhiều do hệ thống truyền tải điện cũng như thị trường cung cấp điện chưa được phát triển.
❖ Các sự cố và rủi ro tiềm ẩn ngày càng gia tăng. Theo thời gian và cùng với sự phát triển của công nghệ chế tạo, linh kiện điện tử trong các thiết bị như máy tính, máy chủ, thiết bị lưu trữ, thiết bị mạng…ngày càng được thu gọn kích cỡ đến mức tối đa. Việc này làm cho chúng trở nên “nhạy cảm” và dễ bị “tổn thương” hơn khi xảy ra các sự cố về điện so với các thế hệ thiết bị trước đây.
❖ Một giải pháp bảo vệ nguồn không thể được coi là đầy đủ nếu chỉ có Máy phát điện và Thiết bị ổn áp. Máy phát điện có thể giữ cho hệ thống hoạt động trong thời gian mất điện, nhưng chúng cần thời gian để khởi động và không thể bảo vệ thiết bị khỏi các xung điện và nhiễu điện khác. Trong khi đó, thiết bị ổn áp giúp kiểm soát các đột biến của nguồn điện nhưng lại không thể hỗ trợ khi gặp các sự cố như mất điện…
❖ Tính sẵn sàng luôn là yêu cầu tối quan trọng đối với bất kể khách hàng nào trong môi trường kinh doanh ngày nay. Trước đây, CNTT chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong các hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp. Nhưng ngày nay, nó là nơi thu hút phần lớn các khoản đầu tư của các công ty và hiện được coi như một nhân tố chiến lược để cạnh tranh và giành chiến thắng trên thị trường. Khi các hệ thống CNTT này ngừng hoạt động, nó sẽ gây ảnh hưởng ngay lập tức hoặc thậm chí làm cho các hoạt động kinh doanh chính của một công ty bị ngừng trệ.
—————————-
ADG hiện đang cung cấp hệ thống UPS dân dụng (1 pha, 3 pha), quý khách hàng có nhu cầu hợp tác vui lòng liên hệ đến hotline để được tư vấn và hỗ trợ.
??? ???̂́? ??? ??̀?? ???̂? ??̣̂:
– Hà Nội: Ms. Dương Hoài Nam – hoainam.duong@adg.vn – 0987 475 573
– TP. HCM: Mr. Lê Nguyên Vinh – vinh.le@adg.vn – 0935 183 714
– Đà Nẵng: Ms. Hồ Ánh Ngọc – ngoc.ho@adg.vn – 0935 545 895